Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Đề xuất 3 kịch bản tăng lương tối thiểu vùng năm 2020

Đề xuất 3 kịch bản tăng lương tối thiểu vùng năm 2020

Đề xuất 3 kịch bản tăng lương tối thiểu vùng năm 2020

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, trước thềm phiên họp lần hai của Hội đồng Tiền lương quốc gia diễn ra chiều 11/7, cơ quan này đã chuẩn bị 3 phương án với mức đề xuất tăng từ 6 - 8%...

Đó là thông tin tại Tọa đàm về mức sống tối thiểu, tình hình đời sống, thu nhập của người lao động; đề xuất phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2020, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, chiều 10/7.

Mức tăng cao nhất 8%

Để chuẩn bị cho phiên họp thương lượng tiền lương lần hai diễn ra vào chiều mai, Tổng Liên đoàn Việt Nam cho biết, đã chuẩn bị 3 kịch bản, với mức đề xuất tăng từ 6 – 8%.

Đề xuất 3 kịch bản tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 - Ảnh 1.
Đề xuất 3 kịch bản tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 - Ảnh 2.
Đề xuất 3 kịch bản tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 - Ảnh 3.

Ba phương kem tan mỡ án đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Lý giải về mức đề xuất trên, ông Lê Đình Quảng, Phó ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho rằng, đây là mức tăng đã được cơ quan này tính toán kỹ, dựa trên số liệu thực tế về tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay như: GDP tăng khoảng 7%; CPI khoảng 4%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng trên 5%. Đây là những tín hiệu có ảnh hưởng tích cực đến việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2020.

Bên cạnh đó là dựa vào tình hình xuất khẩu với tỷ lệ đơn hàng ngày càng tăng, đặc biệt ở các ngành sử dụng đông lao động. Điều này cho thấy khả năng chi trả của doanh nghiệp sẽ ổn định. Đồng thời, số doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng hơn so với năm trước.

Ngoài ra, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết có tham thảo tỷ lệ chi phí lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm của một số nước trên thế giới tương đồng với Việt Nam. Kết quả cho thấy, ở các nước như: Campuchia, Srilanka, Philipines, Ấn Độ, Mông Cổ, tỷ lệ chi cho phi lương thực thực phẩm đều cao hơn mức tính của Việt Nam.

Lương chưa đủ sống, người lao động "cõng" nhiều chi phí

Nhìn nhận vấn đề ở một góc nhìn "gay gắt" hơn, và cũng từng nhiều năm tham gia đàm phán lương tối thiểu vùng, ông Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Công nhân và Công đoàn nhấn mạnh rằng, tiền lương tối thiểu hiện nay của người lao động vẫn đang ở mức thấp, chưa đủ đảm bảo cuộc sống, nên cần tiếp tục tăng cao hơn.

Theo ông Thọ, từ các số liệu khảo sát trong thời gian qua, cho thấy bức tranh đời sống của công nhân lao động là không cần tô vẽ thêm. Thậm chí, ông còn thẳng thắn cho rằng, công nhân hiện nay đang tồn tại "5 không" là không tiền, không nhà cửa, không gia đình, không bảo hiểm và không tương lai. "Với 4 cái không như vậy, hỏi rằng có tương lai hay không, nếu vẫn có thì tôi xin hỏi tương lai ở đây là gì", ông đặt câu hỏi.

Trước thực tế mức tiền lương tối thiểu còn thấp như vậy, ông Thọ cho rằng việc thương lượng lương tối thiểu về phía tổ chức công đoàn cần kiên quyết và bản lĩnh hơn, "chiến đấu một mất một còn" vì quyền lợi của người lao động. Điều quan trọng nhất là cần sớm thống nhất cách xác định mức sống tối thiểu để làm căn cứ điều chỉnh tiền lương tối thiểu.

Cũng cho rằng tiền lương tối thiểu của người lao động hiện nay còn thấp, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách pháp luật, Liên đoàn Lao động Tp.HCM nhấn mạnh thêm rằng với mức lương như vậy, người lao động sẽ bị trong vòng luẩn quẩn gánh nặng chi phí.

Đồng thời, nếu không có điều kiện tái tạo sức lao động thì họ sẽ sớm bị đẩy ra khỏi thị trường lao động khi không còn đủ sức làm việc, dẫn đến tái nghèo. Do đó, đại diện Liên đoàn Lao động Tp.HCM đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 phải ít nhất từ 7 - 8% mới đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

Cũng đến từ một công đoàn cơ sở khác, ông Nguyễn Đình Thắng, Phó chủ tịch Công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội thừa nhận, qua khảo sát của đơn vị này trên địa bàn Hà Nội thì đúng là nhiều doanh nghiệp có chi trả lương cho người lao động trên mức lương tối thiểu vùng, song thực tế đời sống của người lao động vẫn "chất chứa" nhiều khó khăn.

Đó là gánh nặng về nhiều loại chi phí như nhà ở, nhà trẻ, nuôi con… Trong khi đó, hiện Hà Nội có 9 khu công nghiệp, tập trung nhiều lao động ngoại tỉnh nhưng chỉ duy nhất một khu công nghiệp có nhà trẻ, hầu hết công nhân phải gửi con ngoài với chi phí đắt đỏ hơn.

"Qua khảo sát thực tế, chúng tôi đề xuất mức tăng lương tối thiểu 2020 phải đạt 8% mới đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ phải giao hẳn cho cơ quan chuyên trách độc lập xây dựng mức sống tối thiểu", ông Thắng đề xuất.

Trước đó, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương quốc gia trong tháng 6, các mức đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra "vênh" nhau khá lớn. Đến thời điểm hiện tại, phía đại diện người lao động vẫn giữ nguyên đề xuất với mức tăng cao nhất 8%, trong khi đó phía VCCI cho biết có thể đề xuất tăng 3%.

Như vậy, khoảng cách giữa các bên vẫn còn khá lớn, việc có chốt được mức tăng lương tối thiểu vùng trong phiên họp lần hai diễn ra vào chiều mai vẫn đang còn "bỏ ngỏ".

Theo Nhật Dương

Vneconomy

Ông lớn siêu thị ngoại thất thủ trước siêu thị Việt Nam

Ông lớn siêu thị ngoại thất thủ trước siêu thị Việt Nam

Ông lớn siêu thị ngoại thất thủ trước siêu thị Việt Nam

Trên thị trường bán lẻ, các siêu thị Việt Nam đang cạnh tranh một cách sòng phẳng với các ông chủ ngoại, thậm chí thâu tóm luôn đối thủ ngoại.

Thị trường Việt Nam (VN) đã đón nhận hàng loạt đại gia bán lẻ ngoại đến từ Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan…, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt. Dù được đánh giá có tiềm lực mạnh về vốn so với doanh nghiệp (DN) Việt, nhưng nhiều ông lớn ngoại vẫn thất thủ trên thị trường VN.

Thua lỗ, tháo chạy

Người Thái đã biết chọn đúng thời điểm để thâm nhập thị trường bán lẻ VN. Bằng các thương vụ mua bán và sáp nhập, các ông chủ Thái đã bỏ ra gần 2 tỉ USD để mua lại hai hệ thống siêu thị lớn là Big C từ tay Tập đoàn Casino của Pháp và Metro do người Đức quản lý với tổng cộng gần 50 siêu thị. Nhờ cách làm này, ngay lập tức đại gia Thái sở hữu chuỗi hệ thống siêu thị, thương hiệu mà các DN trước đó đã dầy công xây dựng.

Trong khi đó, người Hàn và người Nhật lại chọn cách tiếp cận đi chậm, thăm dò thị trường và từng bước một mở rộng chuỗi siêu thị. Chẳng hạn Lotte của Hàn Quốc đã mất hơn một thập niên để mở chuỗi nhưng hiện mới đạt hơn chục cái, trong khi Aeon của Nhật đang dừng chân ở con số bốn. Còn Emart là cái tên mới nhất đến từ Hàn Quốc.

Việc các đại gia ngoại tấn công vào thị trường bán lẻ Việt giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn, tạo ra sự cạnh tranh sôi động. Chị Uyên Phương, một nhân viên văn phòng ở quận 3, TP.HCM, cho biết thường xuyên thay đổi khẩu vị mua sắm. Bình thường chị mua hàng ở các siêu thị VN nhưng nếu thích hàng Thái, Nhật hay Hàn Quốc, chị có thể tìm đến bất kỳ siêu thị nào do các ông chủ ngoại đang nắm giữ là có đúng thứ mình cần. “Không chỉ ở siêu thị nội mà ở các siêu thị do DN nước ngoài nắm giữ, hàng hóa cũng rất đa dạng” - chị Phương nhận xét.

Tuy nhiên, với sự chen chân của các ông lớn ngoại và nội, thị trường bán lẻ không phải là một cuộc chơi đơn giản. Bằng chứng là nhiều đại gia bán lẻ phương Tây như Metro, Parkson, Auchan… chia tay VN vì đuối sức trong cạnh tranh với đối thủ. Cách đây sáu năm, Big C từng nằm trong tốp ba của thị trường với doanh thu trên 10.000 tỉ đồng/năm nhưng hai năm trở lại đây sau khi về tay người Thái, doanh thu đồng loạt đi xuống. Ví dụ, doanh thu của Big C An Lạc rơi từ mức 2.600 tỉ đồng năm 2012 xuống còn 1.300 tỉ đồng trong năm 2017, tức giảm tới 50%.

Đại gia bán lẻ Hàn Quốc là Lotte cũng không khấm khá hơn. Theo báo cáo tài chính năm 2019, Lotte lỗ 800 tỉ đồng, dù kem tan mỡ doanh thu đạt hàng ngàn tỉ đồng. Đặc biệt mới đây hệ thống siêu thị Auchan nổi tiếng của Pháp đã rút khỏi VN sau năm năm có mặt. Bà Vũ Thị Kim Nương, Giám đốc truyền thông Auchan VN, thừa nhận nguyên nhân khiến Auchan rút khỏi thị trường VN là do kết quả kinh doanh không đạt lợi nhuận, thua lỗ.

“Thị trường bán lẻ VN rất tiềm năng với dư địa bán lẻ hiện đại rất lớn. Tuy nhiên, nhiều DN lớn muốn giành vị trí dẫn đầu nên cạnh tranh khốc liệt và mức độ đào thải khủng khiếp” - ông Bod Hayward, đại diện Công ty KPMG, nhận xét. Đồng quan điểm, một chuyên gia kinh tế cho rằng một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài rút khỏi thị trường VN do chưa tìm được mô hình và chiến lược phù hợp, dẫn đến tình hình kinh doanh gặp khó khăn, thua lỗ.

Ông lớn siêu thị ngoại thất thủ trước siêu thị Việt Nam - Ảnh 1.

Các nhà bán lẻ nội như Saigon Co.op liên tục thay đổi để đáp ứng hành vi mua sắm thay đổi rất nhanh chóng của người tiêu dùng Việt Nam. Ảnh: TÚ UYÊN

Cú lội ngược dòng của DN Việt

Sau một thời gian gặp khó trước sự tấn công của các đại gia bán lẻ ngoại, gần đây một số nhà bán lẻ Việt đã lội ngược dòng khá ngoạn mục. Đại gia bán lẻ Saigon Co.op vừa quyết định mua lại hệ thống siêu thị Auchan của Pháp gồm 18 siêu thị. Ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, nói một trong những cách cạnh tranh của đơn vị là mở rộng hệ thống chuỗi và liên tục tung ra các mô hình bán lẻ mới.

“Định hướng phát triển mạng lưới bán lẻ này là sẽ từng bước áp dụng công nghệ hiện đại phù hợp cho từng mô hình. Trong định hướng 5-10 năm tới, chúng tôi sẽ áp dụng nhiều công nghệ khác biệt để dẫn dắt thị trường, đồng thời sẽ tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, chiến lược sản phẩm hữu cơ” - ông Dũng cho hay.

Gia nhập vào thị trường rất muộn, dưới bệ đỡ của Thế Giới Di Động nhưng chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh đã nhanh chóng đạt điểm hòa vốn vào năm 2018 và ngay quý I-2019 đã có lãi. Bách Hóa Xanh đã đi rất nhanh trong việc nâng quy mô chuỗi và đến thời điểm hiện nay đã đạt gần 700 cửa hàng. Điều này nhờ vào nguồn vốn tài chính bơm mạnh từ công ty mẹ và sự thấu hiểu ngành hàng bán lẻ.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động, đơn vị sở hữu Bách Hóa Xanh, tiết lộ để cạnh tranh với các siêu thị khác, chiến lược của Bách Hóa Xanh là giành khách hàng từ các chợ truyền thống bằng việc luôn tìm nguồn hàng sạch và có nguồn gốc rõ ràng. “Do đó, hiện mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh đạt lượng khách từ vài trăm cho đến cả ngàn khách hàng, kỳ vọng đến hết năm 2019 đạt doanh thu hơn 10.000 tỉ đồng” - ông Tài nói.

Đáng chú ý, cuộc chơi siêu thị đang chuyển sang một hướng đi khác, đó là gia tăng sự trải nghiệm, bên cạnh các đòn đánh về giá nhằm tạo sự khác biệt với đối thủ. Bằng chứng rõ nhất là mới đây, siêu thị ảo “VinMart 4.0” của Tập đoàn Vingroup chính thức đi vào hoạt động. Đây được xem là mô hình siêu thị ảo đầu tiên xuất hiện tại VN. Với mô hình này, người tiêu dùng có thể mua hàng từ xa mà không phải tới trực tiếp siêu thị.

Nhiều chuyên gia nhận xét ở thời điểm hiện tại, các nhà bán lẻ VN đang cạnh tranh sòng phẳng so với đối thủ ngoại, thậm chí có phần chiếm ưu thế nhờ sự am hiểu sâu về thị hiếu, thói quen tiêu dùng. Đặc biệt, các nhà bán lẻ nội liên tục cải tiến để đáp ứng hành vi mua sắm thay đổi rất nhanh chóng của người tiêu dùng VN, đem đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mới mẻ. Khi hệ thống siêu thị Việt lớn mạnh, người được lợi đầu tiên chính là các DN VN, bởi có một hệ thống phân phối cùng đồng hành xây dựng thương hiệu, đưa hàng Việt đến tay người Việt.

Miếng bánh thị trường bán lẻ rất lớn

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, quy mô thị trường bán lẻ VN sẽ đạt 180 tỉ USD vào năm 2020. Tốc độ thị trường bán lẻ tăng nhanh khi năm 2010 mới chỉ đạt 88 tỉ USD, năm 2017 tăng lên 130 tỉ USD.

Còn theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, dư địa của thị trường bán lẻ tại VN còn nhiều. VN vẫn là thị trường nổi bật, phần lớn là bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, kênh bán lẻ hiện đại với 24% thị phần đang có tốc độ tăng trưởng 11,8%; bán lẻ truyền thống chiếm 76% nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ 1%. Đến năm 2022, thị phần kênh bán lẻ hiện đại sẽ tăng lên 44%. Do đó, cơ hội cho các DN bán lẻ vẫn còn nhiều. VN đang trong giai đoạn tốt của ngành bán lẻ.

TÚ UYÊN

Theo Phương Minh

Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

Thị trường ngày 11/7: Giá dầu tăng vọt 4,5%, vàng cũng tăng giá

Thị trường ngày 11/7: Giá dầu tăng vọt 4,5%, vàng cũng tăng giá

11-07-2019 - 08:37 AM Thị trường

Thị trường ngày 11/7: Giá dầu tăng vọt 4,5%, vàng cũng tăng giá
Ảnh minh họa.

Kỳ vọng thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất khiến đồng USD giảm, đẩy giá vàng và các kim loại cơ bản tăng mạnh.

Chốt phiên giao dịch đêm qua 10/7, giá dầu cao nhất hơn 1 tháng, khí tự nhiên đạt mức cao mới 5 tuần, palađi cao nhất hơn 3 tháng, nickel cao nhất gần 3 tháng, cao su tăng trở lại, trong khi than cốc thấp nhất hơn 1 tuần, thép và quặng sắt đều giảm.

Dầu cao nhất hơn 1 tháng

Giá dầu tăng 4,5% lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng, sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và các nhà sản xuất lớn cắt giảm gần 1/3 sản lượng ngoài khơi vịnh Mexico trước cơn bão dự kiến.

Chốt phiên giao dịch đêm qua 10/7, dầu thô Brent tăng 2,85 USD tương đương 4,44% lên 67,01 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 2,6 USD tương đương 4,5% lên 60,43 USD/thùng. Cả hai loại dầu đã đạt mức cao nhất kể từ cuối tháng 5/2019.

Giá dầu được hỗ trợ bởi dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần đến ngày 5/7/2019 giảm 9,5 triệu thùng, giảm hơn 3 lần so với dự kiến giảm 3,1 triệu thùng của các nhà phân tích, khi các nhà máy lọc dầu tăng sản lượng, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết. Ngoài ra, cơn bão dự kiến sẽ hình thành dọc theo vịnh Mexico cũng hỗ trợ giá dầu tăng.

Khí tự nhiên đạt mức cao mới 5 tuần

Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng lên mức cao mới 5 tuần, do dự báo thời tiết nóng hơn so với bình thường đến cuối tháng 7/2019 và sản lượng trong vài ngày qua giảm nhẹ.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn New York tăng 1,9 US cent tương đương 0,8% lên 2,444 USD/mBTU, cao nhất kể từ ngày 31/5/2019.

Vàng tăng tiếp, palađi cao nhất hơn 3 tháng

Vàng tăng hơn 1% do đồng USD giảm sau khi chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Jerome Powell đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất.

Vàng giao ngay trên sàn LBMA (London Bullion Market Association) tăng 1,2% lên 1.414,6 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt 1.417,2 USD/ounce sau khi giảm xuống 1.389,55 USD/ounce trong đầu phiên giao dịch. Vàng kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn New York tăng 0,9% lên 1.412,5 USD/ounce.

Giá palađi tăng 2,9% lên 1.591,25 USD/ounce, trong đầu phiên giao dịch đạt 1.598 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 22/3/2019.

Các kim loại công nghiệp tăng mạnh, nickel cao nhất gần 3 tháng

Giá các kim loại công nghiệp tăng mạnh sau khi Mỹ - Trung mở ra vòng đàm phán thương mại mới và chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell thúc đẩy kỳ vọng Mỹ cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này.

Giá đồng, nhôm, kẽm, nickel và chì tại London mỗi loại đều tăng hơn 1,5%, riêng đồng tăng 2% lên 5.940 USD/tấn.

Giá nickel tăng 2,3% lên 12.990 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 13.000 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 17/4/2019.

Than cốc thấp nhất hơn 1 tuần, thép và quặng sắt đều giảm

Giá than cốc tại Trung Quốc chạm mức thấp nhất hơn 1 tuần, chịu áp lực giảm bởi nhu cầu từ các nhà máy thép suy yếu.

Giá than cốc kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên giảm 2,5% xuống 2.082 CNY (302,42 USD)/tấn, trong đầu phiên giao dịch giảm 3,1% xuống 2.068,5 CNY/tấn, thấp nhất kể từ ngày 1/7/2019. Giá than luyện cốc – nguyên liệu để sản xuất than cốc – giảm 0,9% xuống 1.373 CNY/tấn.

Nhà phân tích cao cấp Richard Lu thuộc CRU Group, Bắc Kinh cho biết: "Hiện tại, lợi nhuận của các nhà máy thép ở mức thấp do giá quặng sắt tăng cao trong khi giá thép giảm, bởi vậy họ cố gắng giảm chi phí".

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên giảm 0,2% xuống 881 CNY/tấn sau 2 ngày tăng liên tiếp.

Đồng thời, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 0,7% xuống 4.021 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 1% xuống 3.884 CNY/tấn, sau số liệu cho thấy doanh số bán ô tô tại Trung Quốc trong tháng 6/2019 giảm 9,6% so với tháng 6/2018, tháng giảm thứ 12 liên tiếp tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Cao su tăng trở lại

Giá cao su tại Tokyo tăng ngay cả khi giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải giảm do các yếu tố cơ bản trên thị trường suy yếu.

Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2019 trên sàn TOCOM tăng 0,9 JPY lên 177,2 JPY/kg. Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn TOCOM không thay đổi ở mức 150,6 JPY/kg.

Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 75 CNY (10,9 USD) xuống 10.735 CNY/tấn.

Cà phê giảm, đường tăng

Giá cà phê giảm do các nhà đầu tư kỳ vọng sản lượng cà phê năm 2020 tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil – đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, giá đường tăng do sản lượng đường khu vực trung nam Brazil trong nửa cuối tháng 6/2019 chỉ đạt 2,19 triệu tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn ICE giảm 1,55 US cent tương đương 1,4% xuống 1,059 USD/lb, phiên giảm thứ 3 liên tiếp. Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn ICE giảm 6 USD tương đương 0,4% xuống 1.430 USD/tấn.

Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn ICE tăng 0,15 US kem tan mỡ cent tương đương 1,2% lên 12,5 US cent/lb. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn ICE tăng 2,1 USD tương đương 0,7% lên 321,4 USD/tấn.

Lúa mì, ngô và đậu tương đều tăng

Giá đậu tương, ngô và lúa mì tại Mỹ đều tăng, do các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào trước báo cáo của USDA dự kiến sẽ giảm ước tính sản lượng ngô và đậu tương Mỹ năm 2019.

Giá ngô kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Chicago tăng 2-1/2 US cent lên 4,35 USD/bushel, tăng trở lại sau khi giảm xuống 4,27 USD/bushel, thấp nhất 1 tuần.

Giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn Chicago tăng 8-1/2 US cent lên 8,94-1/2 USD/bushel.

Giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Chicago tăng 2 US cent lên 5,04-3/4 USD/bushel, trong đầu phiên giao dịch chạm 4,98 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 6/6/2019.

Dầu cọ tăng trở lại

Giá dầu cọ tại Malaysia tăng được hỗ trợ bởi giá dầu thô tăng, song dao động trong phạm vi hẹp trước số liệu được đưa ra từ Ủy ban Dầu cọ Malaysia (MPOB).

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Bursa Malaysia tăng 0,3% lên 1.948 ringgit (470,53 USD)/tấn.

Giá dầu cọ được hỗ trợ bởi dự trữ tại Malaysia trong tháng 6/2019 giảm 0,97% so với tháng 5/2019 xuống 2,42 triệu tấn, song vẫn tăng so với khảo sát của Reuters dự báo giảm 4% xuống 2,35 triệu tấn.

MPOB báo cáo sản lượng dầu cọ trong tháng 6/2019 giảm 9,2% so với tháng 5/2019 xuống 1,52 triệu tấn, trong khi xuất khẩu giảm 19,4% so với tháng 5/2019 xuống 1,38 triệu tấn.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 11/7

Thị trường ngày 11/7: Giá dầu tăng vọt 4,5%, vàng cũng tăng giá - Ảnh 1.

Minh Quân

Theo Trí thức trẻ

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 11/07

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 11/07

Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 11/07

Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.

Tin doanh nghiệp

LGL - CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang - Đã mua vào 720.000 cổ phần, tương đương 40%/vốn của CTCP Xây dựng Hạ Long, với giá 107,2 tỷ đồng.

NKG - CTCP Thép Nam Kim – HĐQT quyết định miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật đối với ông Phạm Mạnh Hùng kể từ ngày 10/7. Đồng thời, bổ nhiệm ông Võ Hoàng Vũ, Thành viên HĐQT đảm nhiệm các vị trí thay thế cho ông Phạm Mạnh Hùng.

FCN - CTCP Fecon - Ngày 15/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 16/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 16/8/2019.

CRC - CTCP Create Capital Việt Nam - Đã thông qua việc mua 1 triệu cổ phần tại CTCP Viễn thông TelVina Việt Nam, tỷ lệ 20% theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 7/2019.

TNA - CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam - Ngày 09/7, HĐQT đã thông qua việc chuyển nhượng phần vốn góp tại CTCP Thương mại phát triển Sài Gòn 268 với giá 244,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TNA đầu tư mua 4 ha vào khu đất giáo dục nằm trong dự án của CTCP Thương mại phát triển Sài Gòn 268 để xây dựng, phát triển hệ thống giáo dục, dự kiến vốn đầu tư 74,9 tỷ đồng.

PNJ - CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - Ngày 23/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2019, ngày đăng ký cuối cùng là 24/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8%, thanh toán dự kiến bắt đầu từ ngày 08/8/2019.

PVD - Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí – Đã thông qua việc phát hành tối đa hơn 38,28 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 10%. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông vào 30/7/2019.

VPS - CTCP Thuốc sát trùng Việt Nam - Ngày 19/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức còn lại năm 2018, ngày đăng ký cuối cùng là 22/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 6%, thanh toán dự kiến bắt đầu từ ngày 08/8/2019.

BAX - CTCP Thống Nhất - Đã công bố kết quả kinh doanh quý II/2019 với doanh thu thuần tăng 189% so với cùng kỳ, đạt hơn 47 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 271% lên 20,7 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, BAX doanh thu thuần 144 tỷ đồng gấp 4,7 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gấp 6 lần, đạt gần 62 tỷ đồng.

NTP - CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong - Ngày 30/7 tới sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2018 với tỷ lệ 10%, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 29/7 và thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ 10/9/2019.

HBC - Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình – Đã nhận thông báo trúng thầu từ Tập đoàn BRG và Công ty TNHH Carava Resort với giá trị thi công hơn 900 tỷ đồng.

FRT - Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT – Đã quyết định thông qua phương án phát hành 10,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 15% (với 100 cổ phiếu cổ đông nắm giữ tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 15 cổ phiếu mới).

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

SJF - CTCP Đầu tư Sao Thái Dương - Ông Nguyễn Tấn Đạt, cổ đông lớn đã bán ra hơn 1,45 triệu cổ phiếu SJF trong ngày 09/7. Sau giao dịch, ông Đạt đã giảm sở hữu tại SJF từ hơn 4,11 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,2% xuống còn 2,66 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,37%, qua đó, không còn là cổ đông lớn của SJF.

LCG - CTCP Licogi 16 - Bà Lê Thị Phương Nam, Giám kem tan mỡ đốc hành chính đã mua vào 550.000 cổ phiếu LCG trong ngày 09/7. Sau giao dịch, bà Nam đã nâng sở hữu tại LCG lên hơn 577.000 cổ phiếu, tỷ lệ 0,72%.

NKG - CTCP Thép Nam Kim – Công ty TNHH TM DV Đầu tư P&Q, cổ đông lớn của NKG thông báo đã bán 19 triệu cổ phiếu NKG trong ngày 08/7. Qua đó, giảm sở hữu tại NKG xuống còn hơn 6,85 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,77%.

TJC - CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại - CTCP Transimex, cổ đông lớn đã mua bất thành 600.000 cổ phiếu TJC đăng ký mua từ ngày 10/6 đến 09/7. Như vậy, sau giao dịch cổ đông, cổ đông trên vẫn chỉ nắm giữ hơn 2,14 triệu cổ phiếu TJC, tỷ lệ 24,94%.

GEX - Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam - CTCP Quản lý quỹ đầu tư MB (MB Captital) đã hoàn tất việc giảm tỷ lệ sở hữu tại GEX vào ngày 28/06/2019. Cụ thể, quỹ này bán 3 triệu cp GEX. Số lượng cổ phiếu GEX mà MB Capital nắm giữ trước giao dịch là hơn 21.1 triệu cp, tương đương tỷ lệ 5.2%. Sau giao dịch, tỷ lệ nắm giữ của quỹ này giảm xuống còn 4.47%, tương đương với hơn 18.1 triệu cp.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

MPT - CTCP Tập đoàn Trường Tiền - Ông Bùi Cảnh Hoàng, Ủy viên HĐQT đăng ký bán 700.000 cổ phiếu MPT từ ngày 12/7 đến 09/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, ông Hoàng đang nắm giữ 770.000 cổ phiếu MPT, tỷ lệ 4,95%. 

Theo chiều ngược lại, CTCP Quản lý quỹ Bông Sen, tổ chức có liên quan đến ông Cao Hoài Thanh – Phó chủ tịch MPT đăng ký mua vào 1,5 triệu cổ phiếu MPT cùng thời gian và phương thức giao dịch nêu trên.

DLG - CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai - Ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 2,5 triệu cổ phiếu DLG nhằm tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 15/7 đến ngày 26/7. Nếu giao dịch thành công, ông Pháp sẽ nâng sở hữu tại DLG lên 66,73 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 22,29%.

Trần Dũng

Theo Tài chính Plus/HNX&HSX

Bị kêu gọi "tẩy chay", vẫn phải thừa nhận hành động BigC là hợp với luật làm ăn, doanh nghiệp Việt cần ứng biến nhanh vì "đất sống" đang dần thu hẹp

Bị kêu gọi "tẩy chay", vẫn phải thừa nhận hành động BigC là hợp với luật làm ăn, doanh nghiệp Việt cần ứng biến nhanh vì "đất sống" đang dần thu hẹp

11-07-2019 - 08:34 AM Doanh nghiệp

Bị kêu gọi tẩy chay, vẫn phải thừa nhận hành động BigC là hợp với luật làm ăn, doanh nghiệp Việt cần ứng biến nhanh vì đất sống đang dần thu hẹp

Việc BigC thay đổi nguồn hàng để có mức lời tốt hơn cũng dễ hiểu, vì suy cho cùng các doanh nghiệp kinh doanh đều hướng đến mục tiêu duy nhất là doanh thu và lợi nhuận, đại diện Tổng CTCP Phong Phú nói.

Việc Central Group phát đi thông báo siêu thị Big C sẽ tạm dừng mua sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp tại Việt Nam nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tái cấu trúc ngành hàng đã dấy lên làn sóng phẫn nộ không chỉ với các doanh nghiệp may mặc, mà cả người tiêu dùng trong nước.

Ghi nhận, ngay sau bức thư được gửi đi ngày 2/7, đã có hàng trăm người lao động cũng như chủ doanh nghiệp biểu tình, treo băng rôn tại văn phòng đại diện Central Group; kêu gọi tẩy chay BigC cũng được phát động rộng rãi trên mạng xã hội.

Trước sức ép dư luận, phía Central Group đã chính thức phản hồi đây chỉ là hành động tạm thời, và Tập đoàn cũng đang xem xét lại nguồn hàng của doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn lại sự vụ, bức xúc của đơn vị cung ứng là không sai khi quyết định bất ngờ của BigC khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt với rủi ro "ứ đọng" hàng, kéo theo đó là thua lỗ với con số lên đến hàng chục tỷ đồng.

Kinh doanh đều hướng đến mục tiêu duy nhất là doanh thu và lợi nhuận

Song, ở một góc độ khác, việc Tập đoàn thay đổi nguồn hàng để có mức lời tốt hơn cũng dễ hiểu, vì suy cho cùng các doanh nghiệp kinh doanh đều hướng đến mục tiêu duy nhất là doanh thu và lợi nhuận, đại diện Tổng CTCP Phong Phú nói.

Chia sẻ với chúng tôi về nhận định trước hành động bất ngờ trên, vị này nói: "Vấn đề phải được phân tích nhiều góc độ. Thứ nhất về luật, cần xem xét đánh giá kỹ liệu BigC đã làm đúng chưa? Với những doanh nghiệp ngoại đầu tư tại Việt Nam đều có những ràng buột nhất định, lấy ví dụ hoạt động tại khu chế xuất sẽ có nhiều yêu cầu việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm".

Thực tế, động thái "lật ngược ván cờ" của BigC có vi phạm Luật cạnh tranh hay không đã được nhiều chuyên gia đưa ý kiến trước đó, và đa số đều bỏ ngỏ yếu tố vi phạm. Có thể, quy định của chúng ta vẫn còn nhiều kẽ hở cho đối tác ngoại tận dụng, trước đó BigC cũng "đánh tiếng" dỡ dần hàng hóa mang nhãn hiệu doanh nghiệp Việt xuống kệ hàng, một số bên cho hay.

Trên một mặt ngược lại, quy luật cạnh tranh thực tế lại ủng hộ hành động này, "họ có nguồn hàng rẻ hơn, nhanh hơn, hợp hơn thì họ tất yếu sẽ thay thế". Đây là thay đổi làm sản xuất dệt may trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt, cơ động, đáp ứng nhanh nhu cầu thì may ra mới kem tan mỡ cạnh tranh được; và toàn thế giới cũng vậy, không riêng Việt Nam.

Bị kêu gọi tẩy chay, vẫn phải thừa nhận hành động BigC là hợp với luật làm ăn, doanh nghiệp Việt cần ứng biến nhanh vì đất sống đang dần thu hẹp - Ảnh 1.

Hình ảnh người lao động cũng như chủ doanh nghiệp biểu tình, treo băng rôn tại văn phòng đại diện Central Group.

Kể về lần tham gia hội thảo tiến bộ khoa học máy móc thiết bị ngành dệt may ở Tây Ban Nha, đại diện Phong Phú chia sẻ mới thấy được người ta tiến đến tự động hóa đến mức độ khủng khiếp. Cách đây 3-4 năm khi thế giới nói về tự động hóa đi kèm cuộc cách mạng 4.0 thì ngành dệt may đã sớm ứng dụng công nghệ.

Đặc biệt cho đến hiện tại, nói về máy móc hiện đại thì châu Âu bắt đầu chiếm lại ngôi vương, khả năng công nghệ của họ lúc này đã vượt xa so với Trung Quốc do đó họ trở lại rất mạnh mẽ.

Với những xu thế như vậy, vấn đề của doanh nghiệp theo người trong cuộc là phải đáp ứng nhanh các đơn hàng, thông qua việc ứng dụng thay đổi kỹ thuật số, tăng tính linh hoạt công nghệ nhằm thúc đẩy sản xuất dệt may nhanh hơn, nhiều hơn.

Riêng Phong Phú, từ nay đến năm 2020 Tổng Công ty dự kiến tăng gấp gần gấp đôi sản lượng chỉ may song song tập trung tối đa ngành nghề cốt lõi nhằm tăng lợi thế cạnh tranh dựa trên thế mạnh đang có. Ngược lại, những lĩnh vực mà khả năng cạnh tranh thấp dự kiến doanh nghiệp sẽ liên doanh liên kết, vừa tạo được lợi thế về lao động, vừa tạo được lợi thế về diện tích mặt bằng, giảm thiểu rác thải…

Ngành bán lẻ nội địa bị "thu hẹp" từ ngày đổ bộ của các tập đoàn lớn

Trở lại với bức tranh toàn ngành dệt may, trên quan điểm cá nhân của đại diện Phong Phú, những năm gần đây khi các tập đoàn lớn trên thế giới nhảy vào, ngành bán lẻ Việt Nam bắt đầu giảm xuống, bán lẻ ở đây là bán lẻ ở các shop, chợ truyền thống.

Trong khi đó, các tập đoàn ngoại lớn thì có lượng hàng của họ, lấy ví dụ mới đây sự việc liên quan đên BigC, hay các hãng khác như H&M… cũng có những lượng hàng rất lớn tại các nước có lợi thế về sản xuất.

Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp Việt chúng ta bị thu hẹp thị trường nội địa do hệ thống bán lẻ bị cạnh tranh. Tự nhìn nhận trên chính doanh nghiệp của mình, vị này nhấn mạnh xét về số lượng bán ra đã thể hiện rõ quy mô bị thu hẹp dần, và công tác bán lẻ theo phương thức trước đây cũng bị thu hẹp dần.

Giải pháp theo đó doanh nghiệp nội địa cần theo đuổi là nâng cao công nghệ thiết bị, áp dụng các giải pháp về quản trị - trong đó quản trị ngày nay phải khác ngày xưa là làm sao "link" được các công đoạn nhằm tối ưu hoá, đòi hỏi phải có sự tổng thể đặc biệt về mặt hệ thống. Đơn cử ngay cả mặt hàng khăn bông hay sản phẩm quần áo ngày nay khi sản xuất đều được gắn chip vào sản phẩm để dễ dàng quản lý.

Cuối cùng, giải pháp thứ ba chính là nguồn lực. Đặc biệt, dệt may thực tế là ngành công nghệ cao, vị này khẳng định, thiết bị ngành toàn bộ robot, và chỉ còn 2-3 nhân sự điều hành máy móc. Người vận hành lúc này cũng phải hiểu được quy trình hoạt động của máy, để xử lý lúc có sự có.

"Đây là ngành tự động hóa và phát triển khủng khiếp về công nghệ, dây chuyền sản xuất coca - cola nhiều khi không thể so sánh với dây chuyền kỹ thuật ngành dệt may".

Năm 2019, nhận thấy các Hiệp định CPTPP, FTA mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra sức ép về cạnh tranh khu vực và thế giới, Phong Phú định hướng thu hẹp lại một số mảng không phải thế mạnh nhằm phản ứng nhanh với thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp lên kế hoạch tập trung tạo giải pháp dệt may trong giai đoạn mới như máy móc, công nghệ… nhằm đáp ứng lượng hàng vừa cạnh tranh về giá, vừa đảm bảo chất lượng

Riêng 6 tháng đầu năm, Phong Phú ghi nhận doanh thu 1.934 tỷ đồng, lợi nhuận 105 tỷ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 24,4 triệu USD, trong đó khăn chiếm 67%, sợi 12,3%, may mặc 18% và vải 2%.

Bảo An

Theo Trí thức trẻ

Giá: "Món quà quý" từ thiên nhiên nhưng lại ẩn chứa rủi ro, bạn cần biết để ăn đúng cách

Giá: "Món quà quý" từ thiên nhiên nhưng lại ẩn chứa rủi ro, bạn cần biết để ăn đúng cách

10-07-2019 - 18:04 PM Sống

Giá: Món quà quý từ thiên nhiên nhưng lại ẩn chứa rủi ro, bạn cần biết để ăn đúng cách

Chúng ta đã từng ăn giá nhưng không hẳn đã hiểu rõ chi tiết giá trị dinh dưỡng và tác dụng của chúng. Đây là thông tin bạn cần tìm hiểu để tận dụng hết món quà từ thiên nhiên.

Giá là một trong những loại thực phẩm tốt nhất, chứa hàm lượng lớn vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe toàn diện. Khi bạn ngâm đỗ trong nước, chúng sẽ bắt đầu nảy mầm và trở thành giá đỗ . Giá rất dễ trồng và đồng thời rất dễ để thêm vào thực đơn của bạn.

Giá là gì?

Giá là đỗ nảy mầm thành những cây non. Quá trình đâm chồi bắt đầu khi các hạt được ngâm trong nước trong một vài tiếng đồng hồ, đồng thời được bảo quản trong nhiệt độ và độ ẩm phù hợp; thời gian nảy mầm trong khoảng hai ngày đến một tuần. Giá thường dài từ 2 đến 5cm.

Giá: Món quà quý từ thiên nhiên nhưng lại ẩn chứa rủi ro, bạn cần biết để ăn đúng cách - Ảnh 1.

Những loại giá và mầm phổ biến nhất đó là:

- Giá đỗ: Những loại hạt họ đậu như đậu lăng, đậu nành, đậu xanh, đậu thận, đậu hà lan, đậu garbanzo, đậu adzuki và đậu đen.

- Mầm từ các loại hạt (giống): Hạnh nhân, hạt bí đỏ, hạt vừng, hạt hướng dương, hạt củ cải và hạt linh lăng.

- Mầm từ các loại ngũ cốc : Kiều mạch, kamut, quinoa, gạo lứt và hạt yến mạch.

- Mầm từ các loại rau, củ:  Súp lơ, củ cải, ...

Thông tin dinh dưỡng của giá

Quá trình nảy mầm đã nhân đôi lượng dinh dưỡng trong giá, khiến chúng trở thành một nguồn tài nguyên protein, phosphor, kali,.. vitamin C và K. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng hoạt động nảy mầm đã tăng lượng protein lên 2 lần. Giá rất giàu chất chống oxy hóa, đồng thời giàu acid amino cần thiết.

Các protein trong giá dễ tiêu hóa hơn bởi trong quá trình nảy mầm, những chất kháng dinh dưỡng được giảm thiểu, khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

Giá: Món quà quý từ thiên nhiên nhưng lại ẩn chứa rủi ro, bạn cần biết để ăn đúng cách - Ảnh 2.

Lợi ích sức khỏe của giá

1. Tăng cường khả năng tiêu hóa

Giá chứa một lượng lớn các enzyme năng động, chúng giúp đỡ nâng cao quá trình trao đổi chất và khả năng phản ứng hóa học. Các enzyme giúp tiêu hóa thức ăn và tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng của đường tiêu hóa.

Đồng thời, giá có chứa một lượng lớn chất xơ không tan giúp đỡ việc cấu thành chất thải, làm giảm khả năng mắc bệnh táo bón.

2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Hấp thụ nhiều giá sẽ làm tăng lượng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu.

Giá của cây súp lơ chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là sulphoraphane giúp làm tăng tổng khả năng chống oxy hóa của huyết tương và giảm peroxid hóa lipid, triglyceride huyết thanh, chỉ số stress oxy hóa, insulin huyết thanh, kháng insulin và cholesterol LDL oxy hóa ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Tương tự, giá của giống đậu gà (chickpea) giúp cho sức khỏe của tim mạch bởi chúng chứa phytoestrogen.

3. Giúp giảm cân

Giá được coi là rất tốt cho việc giảm cân bởi chúng chứa nhiều chất xơ. Chất xơ khiến bạn no lâu hơn và ngăn ngừa cơn đói bằng cách chặn sự giải phóng của ghrelin, một hormone đói.

Giá được làm từ hạt lạc có tác dụng giảm béo cơ ở phụ nữ béo phì.

Giá: Món quà quý từ thiên nhiên nhưng lại ẩn chứa rủi ro, bạn cần biết để ăn đúng cách - Ảnh 3.

4. Kiểm soát lượng đường trong máu.

Ăn giá có thể khiến lượng đường trong máu nằm ở mức chấp nhận được.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá có khả năng điều hòa hoạt động của enzyme amylase – một enzyme giúp cơ thể phá vỡ kết cấu và hấp thụ đường. Giá súp lơ rất giàu sulforaphane giúp tăng lượng glucose trong cơ thể người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

5. Ngăn ngừa ung thư

Giá súp lơ sống là một nguồn hợp chất có khả năng chống ung thư hiệu quả. Hợp chất chính được tìm thấy trong súp lơ và mầm giá của chúng chính là glucosinolate, được chuyển hóa thành isothiocyanate khi bị thái hoặc nhai.

Những isothiocyanate này chứa những thành phần chống ung thư và ngừa viêm sưng. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng giá súp lơ có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.

6. Tăng cường sức đề kháng

Giá chứa rất nhiều vitamin C – hoạt động với vai trò kích thích mạnh các tế bào bạch cầu để chống lại các bệnh và dị ứng, đồng thời nâng sức đề kháng.

7. Đẩy mạnh sức khỏe đường ruột

Mầm lúa mì và mầm yến mạch giúp quản lí và giữ sự cân bằng độ pH của cơ thể bằng cách giảm mức acid. Chất lactobacillus acidophilus được tìm thấy trong loại giá này hoạt động như một hoạt tính sinh học tốt cho đường ruột.

Giá: Món quà quý từ thiên nhiên nhưng lại ẩn chứa rủi ro, bạn cần biết để ăn đúng cách - Ảnh 4.

Những nguy cơ rủi ro của giá sống

Giá có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm nếu chúng được chúng ta ăn khi còn sống, khi ấy chúng có chứa những vi khuẩn gây hại như Salmonella hay E.coli.

Những loại vi khuẩn này sinh trưởng trong môi trường ẩm ướt và ấm áp, vậy nên khả năng cao nhất chúng sẽ sinh trưởng trong giai đoạn nảy mầm.

Những triệu chứng của việc ngộ độc thức phẩm sẽ xuất hiện sau 12 đến 72 giờ đồng hồ sau khi ăn giá. Những triệu chứng này bao gồm nôn mửa, ỉa chảy và co thắt bụng.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tìm ra được mối liên hệ giữa 48 căn bệnh có nguồn gốc hoặc liên quan tới giá.

Dưới đây là một số mẹo để giảm rủi ro mắc bệnh ngộ độc

- Nấu kỹ giá

- Mua giá tươi, để mát

- Tránh ăn giá với mùi mạnh hoặc nhầy nhụa

- Bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ dưới 8 độ C

Cách để kết hợp giá vào thực đơn dinh dưỡng của bạn

- Thêm giá làm nhân của bánh kẹp hoặc những món dùng nóng như súp, món rang, và các món cơm

- Giá có thể được sử dụng làm chả, nhân bánh để kẹp trong các loại bánh

- Thêm giá vào trứng ốp lết

- Hòa thêm giá vào hỗn hợp làm bánh rán chảo hoặc vào đồ uống

- Giá có thể được hấp thụ như món sốt trên bánh

Bạn cũng có thể kem tan mỡ thử làm salad giá hoặc món giá masala.

Làm thế nào để tự làm ra món giá?

- Rửa sạch các loại hạt dùng để ủ giá và cho chúng vào một tô lớn (hoặc một lọ thủy tinh miệng rộng) chứa đầy nước

- Trùm một tấm vải thưa lên tô/bình/dụng cụ có thể làm giá.

- Để ở nhiệt độ phòng trong 3 – 12 giờ đồng hồ hoặc lâu hơn

- Sau khi nảy mầm, làm khô nước và rửa lại bằng nước sạch

- Dùng giá trong từ 3 – 4 ngày

*Theo Boldsky

Theo Homi

Trí thức trẻ

Nếu bạn trả lời "có" với những câu hỏi này, chắc chắn bạn tự tin hơn những gì mình nghĩ

Nếu bạn trả lời "có" với những câu hỏi này, chắc chắn bạn tự tin hơn những gì mình nghĩ

11-07-2019 - 01:43 AM Sống

Nếu bạn trả lời có với những câu hỏi này, chắc chắn bạn tự tin hơn những gì mình nghĩ

Bạn luôn nội tâm hóa thành tích của mình. Điều đó có nghĩa là thành tích của bạn dường như không đáng kể cho dù với những người khác, thành tích của bạn thật đáng kinh ngạc. Tất cả đều ảnh hưởng đến mức độ tự tin của bạn. Và mức độ tự tin là mấu chốt của sự thành công.

Hãy một lần kiểm tra lại mức độ tự tin của bạn qua những câu hỏi dưới đây. Nó cho thấy bạn tự tin hơn bạn nghĩ - và chắc chắn tự tin hơn rất nhiều người.

1. Bạn chỉ tìm kiếm sự chấp thuận từ những người quan trọng?

Bạn có 100.000 người theo dõi Twitter? Rất tốt. Bạn có 200.000 bạn bè trên Facebook? Tuyệt vời. Những những số liệu đó cho thấy điều gì? Có phải nó thể hiện rằng bạn sở hữu rất nhiều bạn và có một mối quan hệ đáng ngưỡng mộ? 

Không. Thực tế những con số đó không là gì so với việc bạn kiếm được sự tin tưởng và tôn trọng của những người thật sự quan trọng trong cuộc sống của mình. Tuy ít nhưng đó là những người thật sự "chất lượng" đối với bạn.

Khi bạn kiếm được sự tin tưởng và tôn trọng của họ, bất kể bạn đi đâu hay cố gắng gì, bạn sẽ hoàn thành việc đó với sự tự tin thực sự bởi vì bạn biết những người quan trọng nhất vẫn luôn ở phía sau bạn.

2. Bạn có lắng nghe nhiều hơn bạn nói không?

Nếu bạn trả lời có với những câu hỏi này, chắc chắn bạn tự tin hơn mình nghĩ - Ảnh 1.

Khoe khoang là một "mặt nạ" của sự bất an. Người thực sự tự tin là người bình tĩnh và khiêm tốn. Họ hiểu được mình, biết mình nghĩ gì và cũng muốn biết đối phương nghĩ gì.

Vì vậy, họ luôn hỏi những câu hỏi ra cho người khác sự tự do chu đáo, ân cần và nội tâm: Họ hỏi bạn làm gì? Làm như thế nào? Bạn thích gì về nó? Bạn học được gì từ điều đó? Và họ nên làm gì nếu họ tìm thấy bản thân trong một tình huống tương tự.

Những người thực sự tự tin nhận ra họ biết rất nhiều, nhưng họ luôn mong muốn mình biết nhiều hơn. Và cách duy nhất để học hỏi được nhiều nhất là lắng nghe nhiều hơn.

3. Bạn có sẵn sàng đứng lên không phải vì bạn nghĩ mình đúng mà vì bạn không sợ sai?

Những người tự phụ và kiêu ngạo có xu hướng đảm nhận một vị trí và sau đó tuyên bố, thổi phồng ý kiến của mình và hoàn toàn coi thường các ý kiến ​​hoặc quan điểm của người khác. Họ nghĩ mình đúng - và họ muốn người khác biết họ đúng.

Tuy nhiên, hành vi của họ không phải là dấu hiệu của sự tự tin; đó là dấu hiệu của một kẻ bắt nạt trí tuệ.

Những người thực sự tự tin không ngại bị chứng minh là mình sai. Họ cảm thấy việc tìm ra cái gì đúng còn quan trọng hơn nhiều so với việc được coi là mình đúng. Và khi họ sai, họ đủ an toàn để lùi lại một cách ân cần.

Những người thực sự tự tin thường thừa nhận họ sai còn những kẻ bát nạt trí tuệ thì không bao giờ làm điều đó.

4. Bạn có trốn tránh ánh đèn sân khấu để nó có thể chiếu vào người khác không?

Nếu bạn trả lời có với những câu hỏi này, chắc chắn bạn tự tin hơn mình nghĩ - Ảnh 2.

Có lẽ đúng là bạn đã làm phần lớn công việc. Có lẽ đúng là bạn thực sự đã vượt qua những trở ngại lớn. Có lẽ đúng là bạn đã biến một tập hợp các cá nhân khác nhau thành một nhóm làm việc hiệu suất cực kỳ cao.

Những người thực sự tự tin không quan tâm tất cả những điều trên - hoặc ít nhất là họ không thể hiện điều đó mặc dù bên trong họ cũng cảm thấy tự hào với bản thân mình.

Những người thực sự tự tin không cần vẻ lộng lẫy, họ biết những gì họ đã đạt được. Họ không cần xác nhận của người khác, bởi vì xác nhận thực sự đến từ bên trong đôi khi không cần quá phô trương, thể hiện ra bên ngoài.

Vì vậy, người tự tin luôn đứng đằng sau và ăn mừng thành tích của họ thông qua những người khác. Họ lùi về sau và để người khác tỏa sáng.

5. Bạn có vui khi yêu cầu giúp đỡ?

Nhiều người cảm thấy yêu cầu giúp đỡ là một dấu hiệu của sự yếu đuối vì họ nghĩ tiềm ẩn trong những yêu cầu đó là thiếu kiến ​​thức, kỹ năng hoặc kinh nghiệm. Nhưng những người tự tin thật sự lại không nghĩ vậy.

Những người tự tin đủ an toàn để thừa nhận mọi điểm yếu của bản thân. Vì vậy, họ thường nhờ người khác giúp đỡ, không chỉ vì họ có thể thừa nhận mình cần giúp đỡ, mà còn vì họ biết rằng khi họ tìm kiếm sự giúp đỡ, họ sẽ trả cho người mà họ yêu cầu một lời khen ngợi rất lớn.

5. Bạn có kiềm chế chỉ trích người khác không?

Nếu bạn trả lời có với những câu hỏi này, chắc chắn bạn tự tin hơn mình nghĩ - Ảnh 3.

Nói chung, những người thích buôn chuyện, thích nói xấu người khác vì họ muốn làm mình nổi bật hơn, tốt đẹp hơn. Họ muốn so sánh với những điểm yếu của người khác để nâng tầm bản thân mình.

Sự so sánh duy nhất mà một người tự tin đưa ra là với họ trong quá khứ và trong tương lai – người mà họ hy vọng một ngày nào đó sẽ trở thành.

6. Bạn có không sợ hãi khi trông mình kém hoàn hảo?

Nếu bạn trả lời có với những câu hỏi này, chắc chắn bạn tự tin hơn mình nghĩ - Ảnh 4.

Khi bạn thực sự tự tin, thỉnh thoảng bạn không bận tâm đến tình huống mà bạn không ở mức tốt nhất.

Và, thật kỳ lạ, mọi người có xu hướng tôn trọng bạn hơn vì điều đó. Thật sự là như vậy.

Khi không thấy lo lắng, bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều, và vì thế sự tự tin cũng tăng lên đáng kể đấy.

7. Bạn có thừa nhận sai lầm?

Sự bất an có xu hướng phát sinh nhân tạo; Sự tự tin sinh ra từ sự chân thành và trung thực.

Đó là lý do tại sao những người thực sự tự tin thừa nhận sai lầm của họ. Họ thoải mái với việc chấp nhận nó. Họ không ngại lấy sai lầm của mình để làm bài học cảnh báo cho mọi người. Đôi khi họ không ngại trở thành nguồn gây cười - cho người khác và cho chính mình.

Khi bạn thực sự tự tin, thỉnh thoảng bạn không bận tâm "trông mình thật tệ". Bạn nhận ra rằng khi bạn chân thành và khiêm tốn, mọi người sẽ không cười bạn mà họ cười với bạn.

Hoàng Ánh

Theo Trí thức trẻ/Businessinsider